Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

U sợi tuyến vú có nguy hiểm?

(SKCĐ) U sợi tuyến vú là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ từ 18 - 40 tuổi. Đa phần các khối u này là lành tính và không phát triển thành ung thư.

Nguyên nhân sản sinh khối u


Thông thường các tiểu thùy ở tuyến vú tự nhiên phì đại ra trong thời kỳ trưởng thành, dậy thì ở nữ và đa phần là lành tính. Nhưng sẽ có một số khối u đặc, nhạy cảm với nội tiết tố, nhất là estrogen, có nguồn gốc từ các cấu trúc cơ thượng mô nằm lân cận các ống sữa bên ngoài các tiểu thùy.

Khối u này xâm lấn vào các mô chung quanh, đẩy những mô này sang một bên mà không xâm lấn chúng.

Dấu hiệu nhận biết


U sợi tuyến vú điển hình thường có hình tròn hoặc phân thùy dạng dài, giới hạn rõ, mật độ chắc, đường kính khoảng 1 - 5 cm, di động tương đối nên có thể dịch chuyển đôi chút, khi ấn lên vùng da lân cận sẽ thấy độ cộm rõ rệt.

Những khối u này thường được phát hiện tình cờ. Nhưng cũng có trường hợp sau mổ cắt bỏ khối u tuyến sợi vài tháng hoặc vài năm lại phát hiện khối u ở ngay vú đó hoặc thậm chí ở vú khác.

Người bệnh có thể có vài khối u lớn nhỏ khác nhau ở một vú, cũng có khi ở cả hai vú. Các khối này lại thường không đau, chỉ khi tới kỳ kinh mới có thể cảm thấy hơi đau hoặc thấy khối u hơi lớn lên.

Cấu tạo của tuyến vú.


Điều trị như thế nào?

Khi được chẩn đoán bị u sợi tuyến vú, đừng quá lo lắng vì đây là một loại u lành và sau khi phẫu thuật bóc tách có thể tái lại tùy theo cơ địa mỗi người. Hiện tại nếu các u sợi tuyến < 2 cm và không đau thì bác sĩ chỉ cần theo dõi bằng khám lâm sàng, siêu âm và nhũ ảnh khi đã xác định chính xác bằng sinh thiết nhờ kim nhỏ (FNAC).

U này tự giới hạn khi tuổi càng lớn. Nếu u sợi >3 cm thì có thể tiểu phẫu, mổ theo đường quầng vú để giữ độ thẩm mỹ.

Phương pháp mới nhất điều trị u tuyến sợi vú

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị u tuyến sợi vú không để lại sẹo xấu như việc phẫu thuật lấy u. Đó là phương pháp đốt bằng nhiệt lạnh hay đốt bằng sóng cao tần. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm để xác định chính xác vị trí của khối u rồi đưa nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao trực tiếp vào khối u làm phá hủy tế bào khối u.

Phương pháp này chỉ cần gây tê tại chỗ là đủ. Song lưu ý, đốt nhiệt lạnh thì khối u không mất ngay lập tức mà nó sẽ teo dần theo thời gian. Việc sử dụng phương pháp điều trị nào cần có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa để tránh xảy ra tai biến.

3 công thức chăm sóc da toàn diện

(SK) Những công thức làm đẹp được chị em nhiều nước đúc kết sẽ mang lại hiệu quả cao cho bạn nếu học theo.

Sữa tẩy da khi tắm


Tắm chung với sữa là cách thức làm đẹp vô cùng thông minh của các quý tộc Pháp và Anh vào thế kỷ 16 và 17. Nữ hoàng Cleopatra, người nổi tiếng bởi nhan sắc cũng chọn cách làm này.


Trong thành phần của sữa có Iactic acid, đây là một loại acid có chứa gốc alpha hydroxy acid có khả năng tẩy da một cách tự nhiên. Protein sẽ được phân hủy nhẹ nhàng đồng thời các tế bào da chết cũng được tẩy sạch bởi acid này. Thực hiện phương pháp này giúp người cổ đại có một làn da tươi tắn và trẻ trung.

Tái tạo da với trà xanh

Các chất chống oxy hóa có trong trà xanh được chứng minh là có thể ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng, trà xanh góp phần giúp bạn lấy lại vẻ trẻ trung của làn da bằng cách tăng độ đàn hồi và giảm nếp nhăn hiệu quả. Các chị em chỉ cần pha một chút trà xanh đặc cùng mật ong theo tỉ lệ 2:1, rồi thoa đều hỗn hợp này lên mặt. Giữ trong 15 phút rổi rửa lại bằng nước mát. Chăm chỉ thực hiện 2 lần/tuần sẽ nhanh chóng thấy tác dụng chẳng thua kém các loại mỹ phẩm đắt tiền.

Dầu ô-liu

Rất nhiều phụ nữ phương Tây ngày xưa đều tin tưởng sử dụng dầu oliu để làm đẹp bởi đây là một trong những nguyên liệu có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da. Phụ nữ cổ đại chưa có dầu ô lưu được tinh chế như hiện nay nên họ đã dùng dầu o liu được ép nguội để thoa lên da. Phụ nữ xưa cũng chưa biết cách kết hợp dầu ôliu với các nguyên liệu làm trắng da khác để tăng thêm hiệu quả làm trắng. Với các chị em có làn da khô, dầu oliu thực sự có tác dụng hiệu quả.

Chỉ cần thoa trực tiếp dầu oliu lên da, massage nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy làn da của mình thay đổi chỉ sau 30 phút thực hiện. Không chỉ giúp làm mềm da, dầu oliu còn chứa các tinh chất có tác dụng thẩm thấu sâu vào trong da, làm trắng da từ sâu bên trong. Do vậy, làn da của bạn không chỉ căng mịn, trắng sáng mà còn tăng khả năng đàn hồi cho da nữa đấy./.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Tiến sĩ sư phạm khuyên bố mẹ Việt hãy "Để mặc con đi!"

(SKGĐ) Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chăm sóc, lo lắng và can thiệp vào cuộc sống của con quá nhiều là một trong những sai lầm phổ biến nhất của nhiều phụ huynh hiện nay.

Trong quá trình giảng dạy và tư vấn cho nhiều bậc phu huynh, Tiến Sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết dù đã nhiều lần khuyên "Để mặc con đi!" song rất nhiều cha mẹ không dạy con như thế.

Không thiếu các cha mẹ ruột mềm hơn bún, chỉ cần nhìn giọt nước mắt của con hoặc chỉ nghe tiếng nức nở là lại xóa sạch mọi chuyện, cố gắng làm hài lòng con để rồi sau đó lại máu dồn lên não vì con gây ra chuyện gì đó, thực trạng này đã được TS Vũ Thu Hương chỉ ra trong các gia đình Việt.

TS Vũ Thu Hương kể lại: "Hôm nay, một phụ huynh than thở với tôi: 'Ối, nhìn cái đầu tổ quạ của nó là máu của em đã dồn lên đến não rồi. Tại sao nó cứ không chịu chải đầu? Tại sao nó hơi tí chảy nước mắt? Tại sao em gào thét lên mà nó cứ nhơn nhơn?".

Các cha mẹ à, trẻ con cần tự do và phải quen với tự do. Việc can thiệp quá nhiệt tình vào cuộc sống của trẻ khiến cho trẻ không thích và không quen với sự tự do ấy. Đến khi bọn trẻ muốn khẳng định mình thì cả bố mẹ và con cái đều bực bội.

Chẳng hạn, bố mẹ đã chăm sóc con, lo lắng và nghĩ hộ con bao lâu nay. Khi con đã lớn, con sẽ cảm thấy mình cần giành lại quyền tự chủ nên sẽ chiến đấu đòi tự chủ trong ăn mặc, nói năng, đi đứng… nhưng muốn giữ nguyên sự hầu hạ quá mức mà bố mẹ đã dành cho mình.

Bố mẹ thì ức chế vì con không nghe lời nữa, con phản đối và có chính kiến riêng. Từ đó, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên căng thẳng. Đặc biệt là khi con vào tuổi teen.

Và dưới đây là lời khuyên của TS Vũ Thu Hương với các bậc phụ huynh trong cách nuôi dạy con:

Các cha mẹ à, trẻ con cần tự do và phải quen với tự do. Việc can thiệp quá nhiệt tình vào cuộc sống của trẻ khiến cho bọn trẻ không thích và không quen với sự tự do ấy. (Ảnh minh họa)

1. Cha mẹ phải giao cho con quyền tự chăm lo cho chính mình
Tuyệt đối không giúp đỡ con những việc lặt vặt nhỏ nhặt, không ý kiến cũng như không trách móc, mắng mỏ hay gì cả. Nếu con có va vấp, hãy cho con tự trả giá để học cách rút kinh nghiệm.

2. Cha mẹ hãy đặt ra các quy định có xử phạt rõ ràng để con tuân thủ
Nếu con vi phạm thì phạt thật nghiêm dù cho nước mắt hay bất kể động thái chạy tội nào.

3. Cha mẹ hãy cho con khoảng không gian và thời gian riêng


Cho dù rất muốn, rất thèm chăm sóc con thì cha mẹ cũng không được xâm phạm. Hãy nhắm chặt mắt khi nhìn thấy con đầu bù tóc rối, hãy bịt tai khi con đang khóc lóc, hãy quay lưng đi khi con đang làm trò. Mọi thứ con làm đó chỉ là để gây sự chú ý của cha mẹ và bắt ép cha mẹ phải làm theo những gì chúng muốn.

4. Không can thiệp chuyện xảy ra ở trường của con


Hãy để cô giáo tự do thực hiện mọi việc. Khi bước vào tuổi teen, không chỉ có cha mẹ mệt vì sự thay đổi của con mà cô giáo cũng vô cùng khổ sở. Nếu cha mẹ can thiệp, cô giáo sẽ không có đủ quyền lực và sức mạnh để chiến đấu cùng con. Chỉ cần nói rõ với con rằng cha mẹ luôn đứng về phía cô giáo thôi thì cũng là cách tuyệt vời để giúp cô giáo dạy dỗ con rồi. Và đương nhiên, thành quả dạy dỗ chính bọn trẻ và cha mẹ sẽ hưởng đấy nhé, không phải là giáo viên đâu.

Dũng cảm, kiên định và nghĩ rộng hơn, chắc chắn các cha mẹ sẽ xử lý được những cơn mè nheo kinh dị, những lần ăn vạ, những giọt nước mắt, và cả những bữa nhịn ăn tuyệt thực phản đối. Cha mẹ hãy vững lòng vì tương lai con. Nếu không, sẽ có lúc chúng ta phải phát điên vì sự phá đám của lũ trẻ đấy nhé.

Điều mẹ bầu có thể không biết về bé trong bụng

(SK) Bạn có tò mò về sự hình thành và phát triển của bé trong bụng mình? Hãy khám phá những điều dưới đây để có thể chăm sóc bé tốt nhất theo từng giai đoạn.

1. Trong thực tế bé là kết quả của một trong 2 triệu tinh trùng từ người cha được giải phóng thụ tinh với một trứng của mẹ.

2. Trái tim của bé chỉ bắt đầu đập sau khi thụ thai được 22 ngày, Khi đó kích cỡ của trái tim chỉ như một hạt giống cây anh túc. Tim bé đập nhanh gấp 2 lần tim bạn trong thời kì mang thai. Tốc độ nhịp đập cao nhất là khoảng 157 lần/ phút vào thời điểm cuối 3 tháng đầu tiên.

3. Ở tuần thứ 6, kích cỡ của bé được khoảng bằng hạt đậu bầu dục với khuôn mặt và cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu hình thành.

Ở tuần thứ 6, kích cỡ của bé được khoảng bằng hạt đậu bầu dục với khuôn mặt và cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu hình thành. (ảnh minh họa)

4. Từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12, những sợi tóc đầu tiên xuất hiện và phát triển. Lông mày phát triển đầu tiên theo sau đó là lớp lông tơ, lớp lông tơ mịn này bao phủ toàn bộ cơ thể.

5. Tât cả các cơ quan chính được hình thành và có đầy đủ chức năng khi bé ở tuần thứ 13. Mặc dù lúc này cả cơ thể bé chỉ lớn bằng một nắm tay.

6. Tuần thứ 18…là khoảng thời gian những người mẹ mang thai lần đầu sẽ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của bé. Khi bạn sinh đợt 2, đợt 3 thì hiện tượng này có thể xảy ra sớm hơn, nhưng chủ yếu là vào khoảng từ tuần thứ 8.

7. Các phần nhau thai sẽ bơm khoảng 35% máu của cơ thể bạn cho bé (500ml trên phút).

8. Các vân tay được hình thành từ tuần thứ 17 và đây là những dấu độc nhất gắn với toàn bộ cuộc đời của bé sau này.

9. Ở tuần thứ 20, bé sẽ thải khoảng 3 muỗng nước tiểu một ngày, lượng nước này được tạo ra do bé nuốt nước ối và lượng nước ối nuôt phải lên tới 2 lit mỗi ngày.


Các vân tay được hình thành từ tuần thứ 17 và đây là những dấu độc nhất gắn với toàn bộ cuộc đời của bé sau này. (ảnh minh họa)

10. Tai của bé có cấu trúc hoàn chỉnh ở tuần thứ 24 và bé có thể nghe được âm thanh cả bên trong và bên ngoài tử cung. Nhưng giọng nói của người mẹ bé sẽ nghe rõ nhất. Bé sẽ cảm nhận được sự dỗ dành khi người mẹ thầm thì với bé.

11. Bé sẽ mở mắt lần đầu tiên ở tuần thứ 26, nhưng xung quanh không có gi ngoài một màu đen.

12. Trong 3 tháng cuối, bé sẽ nhận một nửa lượng chất béo mỗi ngày.

13. Từ tuần thứ 32, có thể của bé sẽ rất nhạy cảm khi chạm vào bất cứ thứ gì, thậm chí bé có thể cảm thấy bị đau.

14. Những ngày mang thai cuối cùng, dạ con của người mẹ có thể tăng gấp 500 đến 1000 lần so với kích cỡ binh thường của nó. Thật đáng ngạc nhiên phải không?